Chúa Nhật Thứ I Mùa Chay Năm C

BẢN TRÍCH CÁC BÀI ĐỌC

Bài đọc 1: Ðnl 26, 4-10

Dân được chọn tuyên xưng đức tin.

Bài đọc 2: Rm 10, 8-13

Kẻ tin tưởng tuyên xưng đức tin trong Chúa Kitô.

Tin Mừng: Lc 4, 1-13

Thánh Thần thúc đẩy Chúa vào hoang địa, và chịu cám dỗ

Phân ưu: Giáo xứ xin chân thành phân ưu và cầu nguyện cho các anh chị em đã qua đời trong tháng 11, 12, 1 & 2:

  • LH Matthew Trần Đăng Quang
  • LH Giuse Trần Quýnh
  • LH Thomas Nguyễn Thanh Thế
  • LH Maria Nguyễn Thị Sáng
  • LH Maria Vũ Thị Thanh
  • LH Teresa Phạm Thị Nghệ
  • LH Maria Đinh Thị Cấp
  • LH Teresa Phạm T. Thiên Thanh
  • LH Giuse Đỗ Minh Lý
  • LH ông cố Giuse Lê Văn Tôn 
  • LH Phaolo Đoàn Quan Quyền
  • LH Maria Nguyễn Thị Mến

NỀN ĐẠO ĐỨC MỚI CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ

Đôi khi qùy trước mặt Chúa, chúng ta chẳng biết nói gì, thưa gì với Chúa. Thông thường khi gặp hoạn nạn, khi gặp khó khăn chúng ta dễ tâm sự với Chúa, hay đúng hơn là chúng ta còn có chuyện để nói với Chúa, còn bình thường thì chẳng biết nói gì với Chúa, nếu không mượn những lời kinh thuộc lòng thì có lẽ chúng ta cũng chỉ tới với Chúa, độ dăm ba phút rồi mau chóng chào Chúa ra về.
Đức HồngY FX Nguyễn Văn Thuận, Ngài đã kể câu chuyện như sau:
Có một người nông dân tên là Jim, hằng ngày vác cuốc đi làm ngang qua nhà thờ, cậu đều vào nhà thờ rồi đi ra. Sự kiện được lập đi lập lại nhiều lần, đến nỗi nhiều người thắc mắc, không hiểu Jim vào nhà thờ nói gì với Chúa mà mau lẹ thế. Họ mới hỏi Jim: Anh vào nhà thờ cầu nguyện sao lại nhanh thế? Anh đã nói gì với Chúa?
Jim đã trả lời: Tôi chỉ vào nhà thờ làm dấu rồi nói với Chúa. “Lạy Chúa, có Jim đây” rồi tôi đi ra.
Sự kiện được tiếp diễn cho đến khi cậu Jim đã thành ông lão, nằm kiệt quệ trên giường bệnh. Lúc đó hàng xóm láng giềng đến thăm hỏi ông và họ ngạc nhiên khi thấy bên giường ông luôn có một cái bàn, một cái ghế và một ly nước. Họ hỏi ông: Nhà không có khách, sao ông vẫn để một ly nước.

Ông nói: “Ngày xưa khi còn trẻ hằng ngày tôi vẫn đến với Chúa và nói với Chúa: Lạy Chúa, Jim đây. Cho tới bây giờ, tôi đã già không còn có thể đến với Chúa được nữa, nên Chúa vẫn hằng ngày đến với tôi và nói: Jim ơi, có Chúa đây”.

Thực vậy, cầu nguyện không phải là mình nói thật nhiều với Chúa, hay là tìm những lời thật hay, thật văn chương để nói với Chúa, nhưng điều quan yếu là biết dành một thời gian cho Chúa. Khi chúng ta đón nhận một món quà, không phải vì nó có một giá trị vật chất to lớn mà mình vui, nhưng là vượt lên trên món qùa là cả tấm lòng người cho dành cho mình. Món quà tuy nhỏ nhưng người cho với cả tấm lòng yêu mến thì cao qúy hơn những tặng phẩm cao sang mắc tiền mà thiếu tấm lòng chân thành. Vì quà tặng chỉ là tượng trưng cho tấm lòng người cho. Đó là một sự quan tâm, một tình yêu mà người cho dành cho chúng ta. Việc chúng ta cầu nguyện với Chúa cũng thế. Điều quan yếu không phải là cầu nguyện như thế nào, hay bao nhiêu lần trong ngày mà là tấm lòng chúng ta dành cho Chúa như thế nào? Cầu nguyện vì tình yêu, vì lòng yêu mến Chúa hay đó chỉ là thói quen, làm cho qua lần chiếu lượt, hời hợt cho xong.

Hôm nay Chúa muốn chúng ta làm các việc đạo đức: ăn chay, cầu nguyện, làm việc lành phúc đức phải phát xuất từ tấm lòng chân thành chứ không phải là những hình thức bên ngoài. Chúa đả phá thái độ phô trương, giả hình của nhóm biệt phái. Họ ăn chay, họ cầu nguyện, họ làm việc lành nhằm mục đích phô trương thân thế của mình. Họ làm những việc này vì bản thân họ chứ không phải vì lòng yêu mến Chúa và tha nhân. Họ làm việc lành vì muốn khoe khoang sự giầu có của mình. Họ cầu nguyện vì muốn được người khác khen ngợi. Họ ăn chay chỉ nhằm che mắt thiên hạ về đời sống thiếu đạo đức của mình.

Thiên Chúa là Đấng thấu suốt mọi sự. Ngài có thể nhìn thấu tâm can của con người. Ngài cần tấm lòng chứ không cần lễ vật. Ngài đã từng đề cao đồng tiền bà góa nghèo mà xem thường của bố thí dư thừa nơi người giầu. Ngài đã từng nhìn đến lễ vật chân thành của Abel và bỏ qua lễ vật chiếu lệ của Cain.

Phải chăng Ngài cũng đang chờ đợi nơi lòng thành của chúng ta? Ngài không cần chúng ta mang danh là người ky-tô hữu mà thiếu đời sống đạo. Ngài càng buồn hơn khi chúng ta mang danh là người ky-tô hữu nhưng vẫn gian tham, trộm cắp, vẫn gian dâm, chồng nọ vợ kia… Ngài cần chúng ta đến dâng lễ vật với tấm lòng hòa bình, vì khi ngươi dâng lễ vật mà chợt nhận ra mình có bất hòa với anh em, thì hãy để của lễ lại trên bàn thờ mà về làm hòa với anh em trước đã. Ngài không muốn chúng ta đến nhà thờ mỗi ngày mà lòng chúng ta lại xa Chúa. Ngài không cần chúng ta ăn chay với hình thức bên ngoài mà cần phải chay tịnh về tâm hồn luôn khước từ những ước muốn bất chính, những ham muốn tầm thường. Ăn chay có ích gì khi mà tâm trí chúng ta vẫn nuôi dưỡng những tư tưởng bất chính? Ăn chay càng không có ích khi chúng ta vẫn để tính xác thịt lôi kéo chúng ta vào đường tội lỗi.

Ước gì mỗi người chúng ta bước vào mùa chay với tầm lòng chân thành ước muốn sửa đổi bản thân. Ước gì những hình thức đạo đức bên ngoài như: ăn chay, cầu nguyện, việc lành luôn là hành vi được phát xuất từ lòng thành dâng cho Chúa. Xin đừng làm những việc đạo đức chiếu lệ cho qua. Điều này chẳng thêm ơn ích gì trước mặt Chúa. Đôi khi còn mang tội vì giả hình và gian dối. Xìn đừng đến với Chúa mà thiếu lòng hoán cải, thiếu ước muốn hoàn thiện. Điều này sẽ làm chúng ta ngày càng xa cách Chúa. Nguyện xin Chúa giúp chúng ta luôn có một tấm lòng chân thành với Chúa để mỗi lời kinh, mỗi việc làm của chúng ta luôn đẹp lòng Chúa. Amen.

Lm Jos. Tạ Duy TuyềnNguồn: gpcantho.com

Các bài viết gần đây

Chúa Nhật Thứ III Mùa Chay Năm B

Với bất kỳ tôn giáo nào, Đền Thờ chính là nơi trang trọng nhất để con người gặp gỡ vị thần linh của mình tin cậy. Và vì thế, Đền Thờ phải nói là nơi được xây cất không chỉ kỹ lưỡng mà còn phải trang trí, tô vẽ cho thật đẹp và dùng những […]

Xem Thêm
Chúa Nhật Thứ XXIV Thường Niên B

Làm người phục vụ Đây là lần thứ hai Chúa Giêsu loan báo cho các môn đệ về cuộc khổ nạn của Ngài, để khi sự việc xảy ra thì họ sẽ không quá ngỡ ngàng và hoang mang, nhưng họ vẫn không hiểu, hoặc không muốn hiểu. Nói rằng các ông sợ không dám hỏi lại, […]

Xem Thêm
Chúa Nhật Thứ XXIII Thường Niên B

Khi đến thăm những trẻ em khuyết tật, ta thấy mình dễ tiếp xúc, gần gũi các em mù, hơn các em bị câm điếc. Thật khó làm cho các em câm điếc, hiểu được chúng ta, và chúng ta cũng không hiểu được điều các em diễn tả. Đôi bên cứ như ở hai […]

Xem Thêm
Thánh lễ trực tuyến
Quý cộng đoàn có thể theo dõi các Thánh Lễ trực tuyến của giáo xứ bằng cách nhấp chuột vào đường dẫn dưới đây.
Tham Dự Thánh Lễ
linkedin facebook pinterest youtube rss twitter instagram facebook-blank rss-blank linkedin-blank pinterest youtube twitter instagram