Chúa Nhật Thứ II Thường Niên A

Chiên Thiên Chúa, Xóa tội trần gian

Khi tham dự Thánh lễ, trước khi rước Mình Thánh Chúa, cha chủ tế nâng Thánh Thể lên cao và lập lại lời Gioan Tẩy Giả giới thiệu Chúa Giêsu với các học trò: “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá tội trần gian.” Với một thoáng suy nghĩ, có thể ta thắc mắc rằng: Chúa Giêsu đang hiện diện trong “tấm bánh” trên tay cha chủ tế, sao gọi là Chiên của Thiên Chúa? Mà Chiên Thiên Chúa nghĩa là gì?

Thưa anh chị em,

Để có câu trả lời, ta nên đi ngược dòng thời gian, trở về quá khứ, với lịch sử của dân Do thái. Ngày xưa, người Do thái có một tập tục sát tế chiên trên bàn thờ, với 4 mục đích: Thứ nhất là để thờ phượng Thiên Chúa, thứ hai là để cảm tạ Thiên Chúa, thứ ba là để xin ơn Thiên Chúa và  thứ tư là để đền tội cho chính mình. 

Theo Sách Sáng Thế kể lại rằng: “Abêlê, người con trai thứ của ông Adong và bà Evà, làm nghề chăn chiên. Hằng năm, Abêlê sát tế con chiên đầu lòng, với mục đích là: Tạ ơn và thờ phượng Thiên Chúa” (St 4,4).

Về sau, việc sát tế chiên trở nên phổ biến trong dân Do thái, ngay cả lúc bị nô lệ bên Ai cập (Tk 13 Tcn). Trước khi được hồi hương, theo lệnh Thiên Chúa, ông Môisen thông báo cho dân Do thái rằng là: “mỗi gia đình phải sát tế một con chiên, thịt thì ăn, còn máu thì bôi lên khung cửa” (Xh 12,2-7). Vào đêm đó, Thiên Chúa “bay Vượt Qua” khắp đất nước Ai cập, trên khung cửa nhà nào không có dấu máu chiên, con trai đầu lòng nhà đó bị chết (x. Xh 12,29-30). Dân Do thái, nhờ “trét máu chiên trên khung cửa” nên được thoát chết. Điều đó, đồng nghĩa với việc nhờ máu chiên đổ ra, nhiều người được cứu. Hay nói cách khác: nhờ con chiên chết thay, mà con người được sống.

Chiên chết thay cho con người, một ý nghĩa thật đẹp, đã có từ thời Cựu Ước, để rồi bước sang Tân Ước, ta vẫn thấy hình ảnh: Các Tư Tế, ở đền thờ Giêrusalem, mỗi ngày sát tế đến hai con chiên: Sáng sớm một con và chập tối một con, để dâng lên Thiên Chúa làm của lễ đền tội thay cho dân. Vị Tư tế, đặt tay lên con chiên, như trút hết mọi tội lỗi của dân lên đầu nó, rồi sau đó, đánh đuổi chiên vào rừng, hoặc thiêu đốt chiên làm của lễ đền tội. 

Đúng ra, công bằng mà nói: Ai phạm tội, người đó bị phạt và đáng phải chết. Nhưng Thiên Chúa nhân lành, Ngài không muốn con người phải chết, nên theo Sách Êzêkien, ta nghe Thiên Chúa phán rằng: “Ta không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn sám hối và được sống” (Ed 18,23). 

Anh chị em thân mến,

Bởi vì Thiên Chúa không muốn chúng ta phải chết, nên Ngài chấp nhận hy sinh Người Con Chí Ái của Ngài, làm Con Chiên, chết thay cho nhân loại. Như vậy, mới hiểu được rằng: Con chiên bị sát tế, chịu chết thay cho ta, không ai khác, đó chính là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.

Như lời tiên tri Isaia diễn tả“Đức Giêsu bị bắt, bị đánh đòn, và bị đóng đinh trên thập giá, chẳng khác nào hình ảnh Con chiên bị đem đi giết, không một lời kêu ca và cũng không một lời than van...” (Is 53,7-8). Có thể nói tóm lại cho dễ nhớ rằng: Tất cả những Lời Chúa nói, những việc Chúa làm, và đặc biệt là sự hy sinh mạng sống của Chúa, nói lên một tình yêu cứu độ, mà Chúa đã dành nhân loại chúng ta.  

Chúa không cần biết ta là ai và ta như thế nào? Chúa chỉ biết có mỗi một việc là: Yêu thương, tha thứ và cứu sống chúng ta. Giống như câu chuyện kể rằng:

Vào thời Thánh Phanxicô Salesiô: Tại thành phố Padua, lúc Thánh nhân đang là một sinh viên, Thành phố này có một tục lệ lạ đời, đáng trách: Cứ tối tối đến hay có những thanh niên mang hung khí bên người, rảo quanh các đường phố, bất kỳ gặp ai, cũng lớn tiếng hỏi rằng: Ai đó? Đi đâu đó...?

Người được hỏi bắt buộc phải trả lời. Nếu không, chúng sẽ gây chuyện: Hành hung, đánh đập, hành hạ có khi đến chết. (Một tục lệ rất ư là quái gỡ).

Thánh Phanxicô kể: Vào một đêm nọ, có một sinh viên không trả lời câu hỏi: Ai đó? Đi đâu đó? Thế nên chàng sinh viên này, bị đánh chết ngay tại chỗ.

Kẻ gây án mạng, sau đó cảm thấy sợ hãi, chạy vào nhà của một người phụ nữ quen để lẫn trốn. Anh ta hốt hoảng thú tội với chủ nhà rằng: Cháu vừa mới lỡ tay giết chết một người, trời tối quá, cháu thực sự không biết người đó là ai hết? Xin bà cho cháu ẩn núp tạm qua đêm. 

Ðộng lòng thương, bà bằng lòng cho hắn ta trốn trong nhà. Nửa tiếng sau, nghe tiếng gõ cửa, người ta khiên xác nạn nhân, đặt trước cửa nhà bà. Ra mở cửa, bà tá hỏa, khi nhận ra cái xác đó, chính là con trai của bà. Thế là bà không còn giữ được bình tỉnh nữa, vội chạy vào bên trong, chỗ kẻ sát nhân nằm trốn, bà gào thét: “Thằng giết người khốn nạn, con tao đã làm gì mày mà mày giết nó?”

Lúc này, thủ phạm mới nhận ra rằng: con của bà, cũng chính là thằng bạn thân của mình. Thế là, anh ta rất đau khổ, dò đầu, bứt tóc, quỵ gối trước mặt bà mẹ, mở lời xin tha thứ, vì tội giết người của mình.

Kính thưa cộng đoàn.

Vì là câu chuyện của Thánh kể, nên kết cuộc rất có hậu: Người Mẹ trong câu chuyện là người Công giáo, rất thích sống theo gương của Chúa Giêsu: Ngày xưa, Chúa tha thứ cho kẻ đóng đình Ngài trên thập giá, thì bà cũng muốn làm một việc phi thường, giống Chúa. Bà đã tha thứ cho kẻ giết đứa con trai yêu dấu của bà... Sự tha thứ đó rất đẹp lòng Thiên Chúa.

Và rồi, Thiên Chúa cho phép con trai đã chết của bà, từ luyện ngục trở về, để nói với bà rằng: “Mẹ ơi, Chúa đã tỏ lòng thương xót và tha thứ tội cho con, nhờ mẹ đã tỏ lòng xót thương tha thứ cho thằng bạn giết con. Nếu mẹ không tha thứ, chắc chắn con sẽ còn phải bị giam phạt nơi Luyện tội, không biết đến bao giờ.

Câu chuyện không khuyên ta lạm dụng lòng thương xót của Chúa, để ta cứ mãi mê phạm tội, nhưng muốn nói với ta một điều quan trọng là: mỗi khi ta lỡ phạm tội, thì chính ta phải biết thật lòng ăn năn sám hối, vì tin rằng: dù tội ta nặng đến mấy đi nữa, Ơn Chúa chắc chắn cũng sẽ đủ lớn, để tẩy xóa những vết thương tội lỗi của ta. Vì Ngài chính là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ mọi tội lỗi trần gian.

 Lạy Chiên Thiên Chúa, xin thương xót chúng con. Amen.

Lm. Đaminh Lê Minh Cảnh

Nguồn: http://giaophanmytho.net/suy-niem-giang-le/bai-giang-chua-nhat-ii-tn---giao-phan-my-tho-37343.html

Các bài viết gần đây

Chúa Nhật Thứ III Mùa Chay Năm B

Với bất kỳ tôn giáo nào, Đền Thờ chính là nơi trang trọng nhất để con người gặp gỡ vị thần linh của mình tin cậy. Và vì thế, Đền Thờ phải nói là nơi được xây cất không chỉ kỹ lưỡng mà còn phải trang trí, tô vẽ cho thật đẹp và dùng những […]

Xem Thêm
Chúa Nhật IV Phục Sinh B

Mục tử như Chúa Kết quả hình ảnh cho chúa chiên lành Tu viện nổi tiếng nhất nọ cứ một lần trong năm mở cửa thâu nhận duy nhất 1 thỉnh sinh. Viện Phụ đích thân phỏng vấn các ứng sinh chỉ hỏi một câu duy nhất. Nhưng trớ trêu thay, không ai biết được […]

Xem Thêm
Chúa Nhật III Phục Sinh

Anh em là chứng nhân. (Trích trong ‘Manna’) Suy Niệm Sợ ma không phải chỉ là chuyện của trẻ con. Cả người lớn như các tông đồ cũng sợ ma. Có lần Đức Giêsu đi trên mặt nước mà đến với họ, nhưng họ kinh hoàng tưởng Thầy là ma. Khi Đức Giêsu phục sinh […]

Xem Thêm
Thánh lễ trực tuyến
Quý cộng đoàn có thể theo dõi các Thánh Lễ trực tuyến của giáo xứ bằng cách nhấp chuột vào đường dẫn dưới đây.
Tham Dự Thánh Lễ
linkedin facebook pinterest youtube rss twitter instagram facebook-blank rss-blank linkedin-blank pinterest youtube twitter instagram