Chúa Nhật Thứ III Phục Sinh Năm B

Đấng Phục Sinh ở giữa ta

Những lời mà Chúa hứa nay đã thành sự thật!

Ta bắt gặp tâm trạng buồn rầu của hai môn đệ trên con đường Emmau như thế nào?

Buồn rầu, chán nản vì chỗ dựa vững chắc nhất đời mình là cái ông mang tên Giêsu mà bấy lâu nay mình tin tưởng, mình tín thác, mình đi theo nay đã chết! Chết coi như là hết, coi như là chấm dứt niềm hy vọng và rồi hai ông bỏ về quê sống với cái nghề cũ trước khi đi theo ông Giêsu.

Thế nhưng, ta thấy đang trên đường về làng quê, vào cái lúc trời xế chiều thì lòng buồn thêm. Không thể đi tiếp được nữa vì không có trăng mà cũng chẳng có đèn. Thế là hai ông bèn mời người khách cùng đi với hai ông trên một đoạn đường vào quán trọ!

Ngạc nhiên chưa! Khi vào quán hai ông lại nhìn ra chính người khách bộ hành trên đoạn đường dài đó chính là Chúa Giêsu.

Trang Tin Mừng hôm nay, chúng ta bắt gặp hình ảnh của hai môn đệ quay lại Giêrusalem và đã tường thuật lại cho các bạn của các ông biết về Đấng Phục Sinh mà hai ông đã gặp trên đường.

Đang tám chuyện với nhau thì rồi Đức Giêsu hiện đến giữa họ. Lần này, Chúa Giêsu đã tỏ mình ra cho các ông: “Bình an cho các con! Thầy đây, đừng sợ”. Ta thấy phản ứng tự nhiên của các ông đó là hoảng sợ vì lẽ Thầy đã chết nay đã quá 3 ngày rồi. Thế nhưng, Thầy lại nói với các ông: “Sao các con bối rối và lòng các con lo nghĩ như vậy? Hãy xem tay chân Thầy: chính Thầy đây! Hãy sờ mà xem: ma đâu có xương thịt như các con thấy Thầy có đây”.

Không chỉ nói, để chứng minh là Thầy thật sự đứng giữa các ông nên Thầy đã đưa chân tay của Thầy cho họ xem.

Thật ra mà nói, các môn đệ đã rơi vào tâm trạng chẳng đặng đừng: không tin cũng không được mà tin cũng không xong. Tâm trạng này cũng dễ hiểu bởi lẽ các ông đang sống trong tâm trạng hoang mang bối rối.

Một lần nữa, để chứng minh Thầy đang hiện diện giữa các ông bằng xương bằng thịt thật sự thì Thầy xin các ông cho ăn. Họ dâng cho Người một mẩu cá nướng và một tảng mật ong. Người ăn trước mặt các ông và đưa phần còn lại cho họ.

Và sau đó, ta thấy Chúa Giêsu Phục Sinh đã không ngần ngại nói thêm để các ôn tin. Không những thế, Chúa Giêsu còn mở trí cho các ông am hiểu Kinh Thánh.

Chuyện đã quá rõ không còn phải ngờ vực nữa.

Thật ra những gì Chúa Giêsu cũng như các ngôn sứ loan báo về sự phục sinh của Chúa Giêsu nay trở thành ứng nghiệm. Thế nhưng, do cứng lòng tin hay do không cảm nhận được sự gần gũi, giản đơn của Chúa trong đời thường nên cũng chẳng thể nào trách được lòng cứng tin của các môn đệ.

Ngay như lúc đặt chân vào trần gian này, Chúa Giêsu đã hiện thân nơi một hài nhi bé bỏng. Và rồi Hài Nhi đó lớn lên ở cái làng quê nghèo và có cha mẹ là hai vợ chồng nghèo. Chẳng ai có thể tin được Đấng Cứu Độ trần gian đến trong trần gian này lại như thế!

Và, trong hành trình rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa, cũng có đôi lần làm điều này làm điều kia làm cho người ta sửng sốt. Thế nhưng lòng chai dạ đá cứng tin ăn sâu vào trong lòng người ta để rồi người ta cứ mãi ngời vực.

Đỉnh điểm của niềm tin vào Đấng Cứu Thế mà được loan báo từ trước đã vụt tắt khi cái anh chàng 33 tuổi mà người ta bỏ mọi sự đi theo đó chịu chết treo nhục nhã trên cây thập giá. Cũng đâu yên với cái anh chàng trộm cướp. Cùng mang bản án tử hình nhưng anh ta đã thách thức con người vô tội cùng chịu chết treo với anh. Nhục nhã vô cùng cho đến giờ phút cuối cùng trên thập tự giá.

Tất cả những người xưa nay từng hưởng ân lộc không ít thì nhiều từ cái con người chịu treo trên thập giá đó cũng đã bỏ đi hết. Họ theo Con Người ấy không phải vì niềm tin vào Con Người ấy, vào quyền năng của Con Người ấy nhưng họ theo vì những lợi lộc mau qua.

Chúa Giêsu đấng chịu chết treo trên thập giá do bàn tay của những con người ác đó ngày ngày vẫn sống giữa họ, vẫn đồng hành với họ nhưng chẳng ai can đảm nhận ra Ngài là Đấng Cứu Độ trần gian. Chính vì lẽ đó, khi phục sinh, Đấng Cứu Độ trần gian có hiển hiện giữa họ họ cũng chẳng nhận ra bởi lòng chai dạ đá. May thay có những môn đệ được chính Chúa Giêsu phục sinh cùng đồng hành, cùng hiện diện, cùng ăn, cùng uống với họ và họ đã tin.

Đức Giêsu là như vậy! Đức Giêsu hôm qua cũng như hôm nay và mãi mãi cũng là một và Ngài là như thế! Ngài đến thế gian, Ngài sống giữa kiếp người khi loan báo Tin Mừng và ngài vẫn sống giữa kiếp người sau khi sống lại từ cõi chết.

Chúa Giêsu Phục Sinh không còn hiện diện bằng xương bằng thịt như xưa nữa nhưng Ngài rất gần và vẫn ở bên đời ta. Chuyện quan trọng là ta có nhận ra sự hiện diện của Ngài trong đời ta hay không mà thôi.

Có khi Giêsu hiện diện nơi trẻ thơ nhỏ bé chưa kịp cất tiếng khóc chào đời.

Có khi Giêsu hiện diện nơi người công nhân quét rác ngay đầu ngõ nhà ta.

Có khi Giêsu hiện diện nơi bác công nhân ngâm mình dưới dòng nước cống đen xì trong ngõ nhà ta để khơi dòng nước thải.

Có khi Giêsu hiện diện nơi người phu xe chở ta đi đây đi đó khi ta cần.

Và, đặc biệt, có khi Giêsu hiện diện ngay trong chính gia đình nhỏ bé của ta nơi người vợ, người chồng, người con. Có khi đó chính là cha mẹ già của ta. Có khi cũng là những người kém may mắn sống bên cạnh ta.

Chúa Giêsu là như vậy đó! Ngài luôn luôn và thích hiện diện nơi những con người nghèo, những người cô thế cô thân ngay bên cạnh ta. Liệu rằng ta có nhận ra sự hiện diện của Ngài hay không mà thôi.

Ta đã mừng bao nhiêu mùa Phục Sinh nhưng ta có cảm nghiệm gì về một Đức Giêsu Phục Sinh ngay bên đời ta hay không đó mới là điều quan trọng.

Chúa Giêsu đã mời gọi chúng ta như mời gọi các môn đệ khi trò chuyện, ăn uống với các ông: “Còn các con, các con sẽ làm chứng nhân về những điều ấy”..

Chứng nhân về Thầy, chứng nhân về Đấng Phục Sinh không chỉ là nơi miệng ta khi ta tuyên xưng đức tin trong Kinh Tin Kính mỗi Thánh Lễ Chúa nhật hay lễ trọng. Chứng nhân về những điều ấy cần lắm được diễn tả ngay trong đời sống thường nhật của ta. Ta có biết yêu thương, ta có biết chia sẻ, ta có biết quan tâm một Giêsu nhỏ bé nghèo hèn ngay bên cạnh ta không vẫn là lời mời gọi và thách thức niềm tin của ta vào Đấng Phục Sinh.

Xin Chúa Giêsu Phục Sinh thêm ơn cho mỗi người chúng ta để chúng ta luôn luôn nhận ra Ngài hiện diện với ta trong mọi hoàn cảnh, thời gian và không gian của cuộc đời. Và, hơn thế nữa là chúng ta luôn biết diễn tả tình yêu thật sự nơi những người nhỏ bé quanh ta đó. Chính khi ta sống như thế ta mới trở nên những môn đệ đích thực của Chúa Giêsu về mầu nhiệm Phục Sinh mà chúng ta hằng tuyên tín.

Nguồn: http://giaophanmytho.net/suy-niem-giang-le/suy-niem-chua-nhat-iii-phuc-sinh---nam-bnhieu-tac-gia-30921.html

Các bài viết gần đây

Chúa Nhật Thứ III Mùa Chay Năm B

Với bất kỳ tôn giáo nào, Đền Thờ chính là nơi trang trọng nhất để con người gặp gỡ vị thần linh của mình tin cậy. Và vì thế, Đền Thờ phải nói là nơi được xây cất không chỉ kỹ lưỡng mà còn phải trang trí, tô vẽ cho thật đẹp và dùng những […]

Xem Thêm
Chúa Nhật Thứ XXVII Thường Niên B

THIÊN CHÚA ĐÃ KẾT HỢP, LOÀI NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC PHÂN LY “Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly”. Đó là lời Chúa Giêsu được thánh Marcô ghi lại trong Tin Mừng chúng ta vừa nghe và thỉnh thoảng đã từng nghe vào mỗi dịp lễ cưới, hay cử hành […]

Xem Thêm
Chúa Nhật Thứ XXVI Thường Niên B

Bài đọc 1 trích sách dân số, kể câu chuyện Môse tập họp 70 người, trong số các kỳ mục của dâ và đặt họ đứng chung quanh lều. Đức Chúa nói chuyện với Môse và lấy một phần thần khí đang đậu trên ông, đặt trên 70 kỳ mục. Lúc đó, ông En đát […]

Xem Thêm
Thánh lễ trực tuyến
Quý cộng đoàn có thể theo dõi các Thánh Lễ trực tuyến của giáo xứ bằng cách nhấp chuột vào đường dẫn dưới đây.
Tham Dự Thánh Lễ
linkedin facebook pinterest youtube rss twitter instagram facebook-blank rss-blank linkedin-blank pinterest youtube twitter instagram