Chúa Nhật Thứ III Thường Niên - C

BẢN TRÍCH CÁC BÀI ĐỌC

Bài đọc 1: Nkm 8, 2-4a. 5-6. 8-10

Họ đọc trong sách Luật và người ta hiểu được điều đã đọc.

Bài đọc 2: 1 Cr 12, 12-30

Anh em là thân xác Chúa Kitô, và là chi thể của Người.

Tin Mừng: Lc 1, 1-4; 4, 14-21

Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh này.

Phân ưu: Giáo xứ xin chân thành phân ưu và cầu nguyện cho các anh chị em đã qua đời trong tháng 11, 12 & 1:

  • LH Giuse Trần Quýnh
  • LH Thomas Nguyễn Thanh Thế
  • LH Maria Nguyễn Thị Sáng
  • LH Maria Vũ Thị Thanh
  • LH Teresa Phạm Thị Nghệ
  • LH Maria Đinh Thị Cấp
  • LH Teresa Phạm T. Thiên Thanh
  • LH Giuse Đỗ Minh Lý
  • LH ông cố Giuse Lê Văn Tôn 
  • LH Phaolo Đoàn Quan Quyền
  • LH Maria Nguyễn Thị Mến
  • LH Giuse Nguyễn Văn Tiết
  • LH Anna Nguyễn Hoàng Anh
  • LH Đa Minh Phạm Ngọc Hiến

SỐNG TRONG HỒNG ÂN CỦA CHÚA

Luật lệ là thứ cần thiết cho cuộc sống xã hội nơi trần thế. Luật giúp cho con người gắn kết với nhau trong trật tự và cùng nhau hướng tới đời sống trọn hảo. Với sự xuất hiện của Chúa Giê-su trong cuộc đời, con người được mời gọi sống luật tối cao của Trời là yêu thương tha thứ. Lời Chúa trong Chúa nhật III Thường niên năm C đưa tâm hồn người đến gặp gỡ Chúa Giê-su để được sống và sống an hòa trong tình thương của Ngài.

Lề luật và cuộc sống

Bài đọc thứ nhất nói về thời kỳ dân Do Thái trở về Giu-đa sau thời lưu đày ở Babylon. Ngôn sứ Nơ-khe-mia và thầy tư tế Ed-ra cùng giúp dân tái lập lại thành Giê-ru-sa-lem và đời sống đạo. Trong đoạn trích sách Nơ-khe-mia, thầy tư tế Ed-ra đã trịnh trọng công bố luật trước toàn dân. Ông đã cặn kẽ giải thích những điều luật cho dân hầu để họ giữ sao cho trọn. Nếu như vị ngôn sứ Nơ-khe-mia tận tâm giúp dân dựng xây lại thành Giê-ru-sa-lem từ đống hoang tàn đất đá, thì thầy tư tế Ed-ra đã nỗ lực giúp dân xây dựng lại cuộc đời từ trong sự hoang mang, hoảng loạn sau thời lưu đày.

Những năm tháng lưu đày, dân Do Thái đã cảm nghiệm rõ nét về một đời sống xa rời luật Chúa. Bao lời nhắc nhở của các ngôn sứ đã vẳng lại bên tai họ là những lời chất vấn lương tâm về một thời họ sống buông thả, chạy theo thần ngoại, bê chễ giữ luật. Họ thấm thía được cái giá phải trả do chính đời sống bất tuân luật lệ của mình.

Giữa lúc hoang tàn và xáo trộn, luật đã đem lại cho dân Do Thái sự ổn định và vững bước củng cố, tái thiết lại cuộc sống. Họ đã được đánh thức và kéo về với con đường ngay chính, con đường với những bản chỉ dẫn rõ ràng của luật. Họ đã đồng lòng nghe luật, học luật, sống theo luật, nương mình bước theo đường luật chỉ vẽ. 

Sự hiện diện của Chúa

Thánh sử Luca đã khởi đầu trình thuật Tin mừng với câu trích từ sách Isaia. Ngôn sứ Isaia đệ tam đã viết nên tâm tình ấy cũng chính trong thời kỳ dân đã trở về Giu-đa sau thời lưu đày ở Babylon. Ngôn sứ Isaia tiên báo về một thời sẽ đến, thời giải thoát, thời tha thứ, thời “năm hồng ân” sẽ được mở ra. Thánh Luca đã giới thiệu Chúa Giê-su với nhân loại, giới thiệu một thông điệp cao cả trong khung cảnh bình dị và lắng đọng: “Mọi người trong hội đường đều chăm chú nhìn Người. Người bắt đầu nói với họ: ‘Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh mà tai các ngươi vừa nghe’”.

Trong Hội đường, nơi mà dân thường xuyên tập họp để nghe luật, để tìm hiểu luật, Chúa Giê-su đã xuất hiện về bắt đầu trình bày về luật tối thượng cho dân. Họ đã chăm chú đợi chờ Chúa Giê-su cắt nghĩa về những điều giúp họ sống giữa cuộc đời này, Chúa Giê-su đã kéo họ lên một thời kỳ mới, thời của yêu thương, thời của tha thứ, thời sống trong luật tối thượng của Trời, thời của hồng ân.

Lời của ngôn sứ Isaia gồm tóm nỗi khát khao của con người bao đời, nay đã được trở nên hiện thực, “hôm nay đã ứng nghiệm”. Hiện thực ấy không được diễn tả bằng lời nói, nhưng nó được trình bày bằng cả con người của Chúa Giê-su. Sự hiện diện của Chúa Giê-su không chỉ trình bày về cung cách sống luật mới, mà chính Ngài đem lại nguồn sức sống của Trời, sự yêu thương chăm sóc của Trời, sự tha thứ của Trời cho tất cả những ai đón nhận Ngài. Năm hồng ân được mở ra với sự hiện diện của Chúa Giê-su. 

Chúa đã đến với những con người đau khổ; Chúa đã nhìn con người đau khổ với ánh mắt yêu thương; Chúa đã cúi xuống nâng con người yếu đuối đứng dậy; Chúa đã đụng đến con người bệnh tật để chữa lành những vết thương; Chúa đã bẻ bánh ra mà nuôi dưỡng người đói khát; Chúa đã tha thứ tất cả cho người tội lỗi, cho kẻ phản bội mình; Chúa đã ôm lấy cả nhân loại này trong vòng tay âu yếm. Chính sự hiện diện của Chúa Giê-su đem lại thời hồng phúc trường cửu cho con người.

Thân thể mầu nhiệm

Thánh Phaolo đã trình bày sự sống mới trong Chúa Giê-su ấy bằng một hình ảnh thật gần gũi: “như thân xác là một mà có nhiều chi thể, và tất cả chi thể tuy nhiều, nhưng chỉ là một thân xác, thì Chúa Kitô cũng vậy.”, “anh em là thân xác Chúa Kitô và là chi thể của Người”.

Mỗi người là một chi thể trong thân mình Chúa Giê-su. Sống theo luật là để Chúa Giê-su chi phối cuộc đời mình. Mọi hành động của tôi đều được uốn nắn bởi Chúa Giê-su. “Tôi sống nhưng không còn phải là tôi, mà là Chúa Giê-su sống trong tôi”, thánh Phaolo đã có thể thốt lên như thế với cộng đoàn Galata năm xưa.

Sống trong thân thể của Chúa Giê-su, tôi được nuôi dưỡng bởi chính Ngài. Sự sống tươi mới mỗi ngày được mở ra và trao ban trong Thần Khí của Ngài. Tôi không còn phải chạy đua dập khuôn đời mình theo những con người được ca tụng thành công, nhưng tôi để cho Chúa khuôn đúc tôi nên chính tôi, nên chính chi thể trong thân thể nhiệm mầu của Ngài.

Lạy Chúa là nguồn sức sống của con, con tín thác nơi Chúa. Con xin được ở trong Ngài, xin Ngài uốn nắn con.

 Lm. Giuse Lê Danh TườngNguồn: mtgthuduc.net

Các bài viết gần đây

Chúa Nhật Thứ III Mùa Chay Năm B

Với bất kỳ tôn giáo nào, Đền Thờ chính là nơi trang trọng nhất để con người gặp gỡ vị thần linh của mình tin cậy. Và vì thế, Đền Thờ phải nói là nơi được xây cất không chỉ kỹ lưỡng mà còn phải trang trí, tô vẽ cho thật đẹp và dùng những […]

Xem Thêm
Chúa Nhật Thứ II Mùa Vọng Năm C

Đôi khi trong cuộc sống, chúng ta muốn tự định nghĩa về mình. Chúng ta tự hỏi mình là ai. Đây là một câu hỏi quan trọng và cần thiết. Gioan Tẩy Giả cũng đã đặt cho mình câu hỏi tương tự. Nhiều người nghĩ rằng ông là đấng Mêsia, là Êlia… Còn ông, ông […]

Xem Thêm
Chúa Nhật Thứ I Mùa Vọng Năm C

Tỉnh thức và cầu nguyện Mùa Vọng là mùa chờ đón Chúa đến. Chúa sẽ đến nhưng ta không chắc gặp được Người. Vì Người đến rất bất ngờ và rất âm thầm. Muốn gặp được Chúa ta phải tỉnh thức. Tỉnh thức có nghĩa là đừng mê ngủ. Chúa thường hay đến vào ban […]

Xem Thêm
Thánh lễ trực tuyến
Quý cộng đoàn có thể theo dõi các Thánh Lễ trực tuyến của giáo xứ bằng cách nhấp chuột vào đường dẫn dưới đây.
Tham Dự Thánh Lễ
linkedin facebook pinterest youtube rss twitter instagram facebook-blank rss-blank linkedin-blank pinterest youtube twitter instagram