Chúa Nhật Thứ XXVII Thường Niên C

BẢN TRÍCH CÁC BÀI ĐỌC

Bài đọc 1 Kb 1, 2-3; 2, 2-4

Người công chính sẽ sống được nhờ trung tín.

Bài đọc 2: 2 Tm 1, 6-8, 13-14

Con chớ hổ thẹn làm chứng cho Chúa chúng ta.

Tin Mừng: Lc 17, 5-10

Nếu các con có lòng tin.

Phân ưu: Giáo xứ xin chân thành phân ưu và cầu nguyện cho các anh chị em đã qua đời trong từ tháng 1, 2022 – tháng 10,2022:

LH Maria Nguyễn Thị Ngà, LH Teresa Nguyễn Thị Khang, LH Philiphe Nguyễn Điệp, LH Giuse Nguyễn Văn Tuyến, LH Maria Anjolie Rahlan, LH Anne, LH Phêrô Phùng Văn Luân, LH Maria Alyssa Anh Doãn, LH Đaminh Hồ Phó, LH Phero Hoàng Văn Sanh, LH Giuse Nguyễn Đức Quang, LH Matthew Trần Đăng Quang, LH Giuse Trần Quýnh, LH Thomas Nguyễn Thanh Thế, LH Maria Nguyễn Thị Sáng, LH Maria Vũ Thị Thanh, LH Teresa Phạm Thị Nghệ, LH Maria Đinh Thị Cấp

Nếu các con có lòng tin

Khi nghe giáo huấn của Chúa Giêsu về điều kiện điều kiện để vào Nước Trời, các Tông đồ cảm thầy mình bất xứng. Xót thương cho thân phận bất toàn của chính mình, các ông thấy cần phải có ơn phù trợ đến từ Thiên Chúa là Đấng dựng nên cả đất trời, nên đã kêu lên: “Xin Thầy ban thêm lòng tin cho chúng con!”(Lc 17,5).

Bài Tin Mừng Chúa Nhật này bắt đầu bằng lời van xin các tông đồ với Chúa Giêsu là xin ban thêm lòng tin. Thay vì thỏa mãn lòng ao ước của các ông, Chúa Giêsu xem ra muốn làm đức tin lớn mạnh hơn, nên Ngài nói: “Nếu các con có lòng tin lớn bằng hạt cải…”

Đức tin là chủ đề nổi bật của Chúa Nhật này, Chúng ta cũng nghe về đức tin trong bài đọc thứ nhất, trong hàng danh tiếng của Khabacúc, được Thánh Phaolo lấy lại trong thơ gởi tín hữu Roma: “Người công chính sẽ nhờ đức tin mà được sống” (1,17).Các môn đệ hiểu rằng lời dạy của Thầy Giêsu không phải là tư tưởng mới, nhưng kêu gọi họ hoán cái tận căn, từ bỏ hoàn toàn để theo Đấng mà họ gọi là “Chúa” và là “Thầy”.

Đức Giêsu khẳng định rằng nếu có đức tin, họ sẽ tìm được câu trả lời. Vì thế, khi đối diện với lời van xin của họ là gia tăng về số lượng, Ngài liền phán rằng: “Nếu các con có lòng tin bằng hạt cải, thì dẫu các con khiến cây dâu này rằng: ‘Hãy bứng rễ lên mà đi trồng dưới biển’, nó liền vâng lời các con”.

Đức tin không hành động theo trật tự lô gích của thế giới này. Đức tin hành động các tổng quát bất ngờ và không thể dự kiến trước được, như: “Gió muốn thổi đâu thì thổi: ông nghe tiếng gió, nhưng không biết gió từ đâu đến và thổi đi đâu. Ai bởi Thần Khí mà sinh ra thì cũng vậy”. (Ga 3, 8). Theo nguyên lý sự sống: “Cái gì bởi xác thịt mà sinh ra, thì là xác thịt; còn cái gì bởi Thần Khí mà sinh ra, thì là thần khí.” (Ga 3, 6). Thế nên, đức tin đặt chúng ta vào trong tương quan trực tiếp với Thiên Chúa và cho phép chúng làm điều tưởng chừng như không thể.

Tiếp theo Đức Giêsu trình bày cho chúng ta một dụ rất thường ngày, có tính so sánh trong tương quan giữa chủ nhà và đầy tớ, đúng hơn giữa ông chủ với nô lệ của ông. Người nô lệ chu toàn bổn phận thường ngày đúng như ông chủ mong đợi như: cày bừa hay là chăm sóc đàn vật. Khi về đến nhà, ông chủ lại gọi người đầy tớ vào hầu bàn ăn, từ ‘hầu hạ’ bắt nguồn từ chữ “phó tế” trong sách Công vụ Tông đồ, ám chỉ tích đặc thù của việc bồi bàn là bằng lòng phục vụ vì đức ái.

Ông chủ được phục vụ nhưng lại không mang ơn người đầy tớ; đây là việc đầy tớ phải làm, không có đòi hỏi khắt khe, nặng nề gì cả, anh đã làm việc suốt cả ngày, nhưng là nhiệm vụ của anh, đó là sứ mệnh được ông chủ trao cho với tất cả sự tín nhiệm, ngay cả con trai ông. Khi hoàn thành nhiệm vụ, người đầy tớ được được cất nhắc lên, nhưng không biết lý do tại sao. Giống như kẻ có đức tin bằng một hạt cải có thể chuyển núi, rời non cũng không hiểu tại sao.

Từ những lời dạy trên, Đức Giêsu muốn người kitô hữu chúng ta cố gắng chu toàn bổn phận, từ việc nhỏ nhất, để có thể thay đổi tình trạng hiện hữu của chúng ta, điều này thật là cần thiết. Chúng ta tham dự bàn tiệc Lời Chúa hay Thánh Thể, để tái khám phá ra trong đức tin, mình không phải là “quân nô lệ, mọi người vẫn còn sợ; Vì Thần Khí mà anh em đã lãnh nhận được, đâu là tinh thần nô lệ, khiến anh em phải sợ hãi như xưa; nhưng là Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, khiến chúng ta được kêu lên: “Ápba! Cha ơi!” Chính Thần Khí chứng thực cho thần trí chúng ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa. Vậy đã là con, thì cũng là thừa kế, mà được Thiên Chúa cho thừa kế, thì tức là đồng thừa kế với Đức Kitô; vì một khi cùng chịu đau khổ với Người, chúng ta sẽ cùng được hưởng vinh quang với Người” (Rm 8, 15-17).

Qui chiếu về khổ đau có thể làm chúng ta lo sợ; nhưng đức tin giúp chúng ta không bị chi phối bởi những thất bại của thế gian này; vì “người công chính sẽ sống nhờ trung tín” (Hab 2, 4)), nghĩa là đức tin chịu thử thách. Đúng là để có thể cầm cự tốt cho đến thời đã ấn định, như Thánh Phaolô mời gọi Timôthê người con yêu quý của ngài “Con thân mến, cha khuyên con hãy làm sống lại ơn Thiên Chúa đã ban cho con do việc đặt tay của cha” (2 Tim 1, 6-8). Đức tin là tham dự vào “sức mạnh của Thiên Chúa” trong Thánh Thần của tình yêu và lý trí, làm cho chúng ta trở nên người phục vụ, đầy tớ đức ái, nghĩa là tôi tớ của Tin Mừng, mà chúng ta được “ủy thác” như thánh Phaolô kêu gọi chúng ta.

Trong khi đợi chờ sự can thiệp cuối cùng của Thiên Chúa và ngày trở lại trong vinh quang của Chúa Kitô, vẫn còn hạt giống của niềm tin cho phép chúng ta tuyên xưng rằng Chúa đến là điều chắc chắn như lời Ngài hứa: “Người sẽ thực hiện, không chỉ với thời gian ấn định. Chắc chắn giờ sẽ đến”. Chúa không cho chúng ta biết ngày giờ khi ánh sáng Phục Sinh xua tan bóng tối Thứ Sáu Tuần Thánh, mở rộng màn che sự chết trên trái đất của chúng ta (Mt 25, 13). Đó là lý do tại sao chúng ta tiếp tục cuộc hành trình trên thế gian này, trong tin tưởng và hy vọng vào lời Chúa hứa.

Lạy Chúa, xin ban thêm đức tin cho chúng con và ban Thánh Thần tình yêu xuống đầy lòng chúng con, để chúng con có sức nhổ tận gốc tất cả những ngờ vực và sống bằng lòng trung thành của chúng con. Amen...

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

Nguồn:  gpcantho.com

Các bài viết gần đây

Chúa Nhật Thứ III Mùa Chay Năm B

Với bất kỳ tôn giáo nào, Đền Thờ chính là nơi trang trọng nhất để con người gặp gỡ vị thần linh của mình tin cậy. Và vì thế, Đền Thờ phải nói là nơi được xây cất không chỉ kỹ lưỡng mà còn phải trang trí, tô vẽ cho thật đẹp và dùng những […]

Xem Thêm
Chúa Nhật III Phục Sinh

Anh em là chứng nhân. (Trích trong ‘Manna’) Suy Niệm Sợ ma không phải chỉ là chuyện của trẻ con. Cả người lớn như các tông đồ cũng sợ ma. Có lần Đức Giêsu đi trên mặt nước mà đến với họ, nhưng họ kinh hoàng tưởng Thầy là ma. Khi Đức Giêsu phục sinh […]

Xem Thêm
Chúa Nhật II Phục Sinh

HÃY NĂNG CHẠM VÀO LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA Chúa Nhật II Phục sinh trước đây được gọi là Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, nay được gọi là Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót. Hai cách gọi nhưng vẫn là một, không hề đối nghịch. Vả lại, đó cũng chính là ước muốn của Chúa Giêsu […]

Xem Thêm
Thánh lễ trực tuyến
Quý cộng đoàn có thể theo dõi các Thánh Lễ trực tuyến của giáo xứ bằng cách nhấp chuột vào đường dẫn dưới đây.
Tham Dự Thánh Lễ
linkedin facebook pinterest youtube rss twitter instagram facebook-blank rss-blank linkedin-blank pinterest youtube twitter instagram