Lễ Thánh Gia Thất Năm B

Theo Tin Mừng kể lại, thì Thánh gia không phải chỉ gặp toàn những chuyện may mắn và suôn sẻ. Trái lại, thánh Giuse có lần đã tính đến chuyện tháo lui. Còn Chúa Giêsu, lúc được đưa tới đền thờ, khi còn đang ăm ngửa, đã được tiên đoán là sẽ trở thành như một lưỡi gươm đâm thâu qua cõi lòng người mẹ. Vào dịp theo cha mẹ lên đền thờ tham dự lễ Vượt Qua năm mười hai tuổi, Ngài đã là duyên cớ của những nỗi khổ tâm không cầm nén được của cha và mẹ Ngài. Có một lúc nào đó, trong khi giảng dạy, Ngài đã tuyên bố: Ngài đến không phải là để đem lại sự hòa thuận, mà là sự chia rẽ giữa các thành viên trong gia đình.

Những đoạn Phúc âm ngắn ngủi và họa hiếm về Thánh gia và về mối quan hệ thân thuộc, lại không phải là những bức họa rõ nét của một gia đình gương mẫu, hiểu theo nghĩa thông thường. Không ai có thể hồ nghi về sự thánh thiện của từng thành viên trong gia đình này. Vậy phải chăng Thánh gia không còn là gương mẫu cho các gia đình Kitô hữu nữa sao?

Hoàn toàn không phải là như vậy. Thánh gia vẫn luôn là mẫu mực cho các mối quan hệ giữa các thành viên của gia đình Kitô hữu. Thực vậy, Đức Maria vẫn một lòng tin tưởng và tôn trọng việc làm của Người Con, dù rằng có những lức Mẹ đã tỏ ra không hiểu hết tầm mức của việc làm đó. Không chỉ tôn trọng mà thôi, Mẹ còn dõi theo những bước chân Con đi, dù là những bước chân dẫn lên Núi Sọ. Còn thánh Giuse thì vẫn âm thầm lao động để tìm kiếm chén cơm manh áo, nuôi sống cả gia đình, cũng như chu toàn thánh ý của Thiên Chúa ở mọi nơi và trong mọi lúc. Còn Chúa Giêsu, Ngài đã thể hiện và hoàn tất công việc của Chúa Cha, không chỉ đối với các thành viên của gia đình ruột thịt, mà còn để mọi người trở thành anh em trong gia đình của ơn cứu chuộc.

Thánh gia là gương mẫu của một tình yêu vượt ra ngoài giới hạn của những quan hệ bình thường theo một nghĩa nào đó, vốn được gọi là tự nhiên, ruôt thịt, họ hàng, chủng tộc. Thánh Gia là gương mẫu cho một mối quan hệ đi ngược lại với óc cục bộ và sự kỳ thị, cho một lối sống gắn bó, không chỉ với những người thân quen, mà còn với hết mọi người.

Nhìn vào cuộc sống Thánh gia, chúng ta nhận ngay ra rằng: Còn có một cái gì lớn hơn cuộc sống gia đình, mà chính cuộc sống gia đình phải hướng tới. Tứ hải giai huynh đệ. Bốn bể đều là nhà. Bốn bể đều là anh em. Từ quan hệ ruột thịt tiến tới quan hệ của một huynh đệ, của một tình liên đới, của một tình đồng loại, một tình của những người con làm theo ý Chúa, hoạt động cho chính nghĩa, cho lẽ phải.

Con Thiên Chúa giáng sinh làm người, trở nên con của thánh Giuse và Mẹ Maria, để mọi người chúng ta được trở thành con Thiên Chúa và trở thành anh em với nhau.

Nguồn: Suy Niệm Lễ Thánh Gia Thất - Năm B _Nhiều Tác Giả | GIÁO PHẬN MỸ THO (giaophanmytho.net)

Các bài viết gần đây

Chúa Nhật Thứ III Mùa Chay Năm B

Với bất kỳ tôn giáo nào, Đền Thờ chính là nơi trang trọng nhất để con người gặp gỡ vị thần linh của mình tin cậy. Và vì thế, Đền Thờ phải nói là nơi được xây cất không chỉ kỹ lưỡng mà còn phải trang trí, tô vẽ cho thật đẹp và dùng những […]

Xem Thêm
Chúa Nhật Thứ XXXI Thường Niên B

Luật tối thượng Không có dân tộc nào say mê luật như dân tộc Do Thái. Người Do Thái đặt ra đủ các thứ luật. Họ giữ luật cặn kẽ chi li. Họ học luật ngay từ khi còn nhỏ. Họ đeo cả lề luật trên trán, trên tay. Nhưng vì quá say mê luật […]

Xem Thêm
Chúa Nhật Thứ XXX Thường Niên B

Chúa chữa anh mù Bactimê Trong bài hát Kinh Hoà Bình của thánh Phanxicô Assisi, chúng ta hát lên: “Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa, để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục…” Chúng ta lại hát tiếp: “Để con dọi […]

Xem Thêm
Thánh lễ trực tuyến
Quý cộng đoàn có thể theo dõi các Thánh Lễ trực tuyến của giáo xứ bằng cách nhấp chuột vào đường dẫn dưới đây.
Tham Dự Thánh Lễ
linkedin facebook pinterest youtube rss twitter instagram facebook-blank rss-blank linkedin-blank pinterest youtube twitter instagram