Nhanh Chóng Đi Đến Kết Luận Khi Chưa Có Đủ Dữ Kiện Về Vấn Đề Trường Nội Trú Dân Bản Địa

Ottawa, Ontario, ngày 21 tháng 6 năm 2021

Đôi nét về tổ chức phụ nữ REAL tại Canada

Từ REAL là một từ viết tắt từ 4 chữ R, E, A, và L (Realistic: Thực tế, Equal: Bình Đẳng, Active: Hoạt động, và Life: sự sống). Tên của tổ chức REAL xác định mục tiêu hoạt động của họ. Tổ chức này được thành lập vào năm 1983. Tổ chức phụ nữ REAL tại Canada là một tổ chức phi lợi nhuận, phi đảng phái, phi giáo phái. Họ thuộc từ mọi tầng lớp, nghề nghiệp, hoàn cảnh xã hội và kinh tế.  Hoạt động này đã được nhìn nhận có tư cách tham vấn đặc biệt với Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên Hiệp Quốc (Economic and Social Council of the United Nations - ECOSOC)

Tổ chức phụ nữ REAL tại Canada mong rằng tất cả mọi người cũng như những người liên hệ đến chúng ta nên biết về bản báo cáo của Tiến sĩ Scott Hamilton, một nhà nhân chủng học tại Đại học Lakehead ở Thunder Bay (nằm phía tây bắc Ontario). Tiến sĩ Hamilton được Ủy Ban Công Lý và Hòa Giải mời cộng tác để xem xét lại các nghĩa trang của trường nội trú dân da đỏ xưa kia. Ông đã xem xét một cách chuyên sâu các vấn đề liên quan đến các nghĩa trang, trong số đó dĩ nhiên cả trường nội trú Kamloops trước đây, nơi được cho là đã chôn cất 215 trẻ em.

Các phương tiện truyền thông vừa qua đã viết rất nhiều bài báo về thảm kịch này mà không cần điều tra nghiên cứu những sự kiện vốn cung cấp một góc nhìn khác về vấn nạn ấy.

Dưới đây là bản đính kèm tóm tắt bản báo cáo của tiến sĩ Scott Hamilton:

***

Những người biết phải trái tại đất nước Canada đã không còn tin tưởng hoặc để mình bị lèo lái bởi các phương tiện truyền thông ngày nay nữa. Chính truyền thông đại chúng ngày nay đã tự cho thấy họ không chiếm được lòng tin tưởng nơi dân chúng hoặc không còn được tôn trọng nữa.

Sự thao túng và những thông tin thiếu chứng cứ của phương tiện truyền thông đã bị lột trần cho thấy khi họ thêu dệt nên câu chuyện thật khủng khiếp là những đứa trẻ bản địa vô tội, không nơi nương tựa, đã bị chôn vùi dưới đất và đẩy vào chốn quên lãng trong một nghĩa trang xung quanh khuôn viên trường nội trú tại Kamloops. Theo lời miêu tả của các phương tiện truyền thông, nghĩa trang ấy là mảng đất chôn tập thể (mass grave - thuật ngữ này được dùng cho tội ác chiến tranh hoặc sự thảm sát tàn ác hàng loạt) của những trẻ em bị khước từ, ngược đãi và bỏ rơi trong các trường nội trú, và sau đó chúng bị chết và được chôn vùi trong nghĩa trang ấy để ém nhẹm đi cái chết của các em. Đây sẽ là một câu chuyện gây rất sốc nếu đó là sự thật.

Tuy nhiên, công trình điều tra nghiên cứu của tiến sĩ Hamilton về thảm trạng những trẻ em bản địa đã chết và bị chôn vùi nơi những vùng đất của trường nội trú đã cho chúng ta một cái nhìn rõ nét hơn và cho thấy một câu chuyện hoàn toàn khác so với những gì đang được dựng nên từ các phương tiện truyền thông hiện nay. Sau khi bạn đọc bản tóm tắt dưới đây của tiến sĩ Hamilton và vẫn còn có bất kỳ nghi ngờ gì nảy sinh, xin bạn nên đọc bản trọn vẹn bản báo cáo của Tiến sĩ Hamilton gồm 44 trang tại trang mạng:

https://ehprnh2mwo3.exactdn.com/wp-content/uploads/2021/05/AAA-Hamilton-cemetery-FInal.pdf

Bản báo cáo tóm lược của nhà nhân chủng học - tiến sĩ Scott Hamilton

 Mở đầu bản báo cáo của mình, tiến sĩ Hamilton cho biết, thật khó tìm ra câu trả lời chính xác cho sự việc trên vì một số trường học nội trú của dân bản địa được tái xây dựng ở nhiều địa điểm khác nhau dưới cùng một tên trường, những chứng cứ vật thể rất khó để xác định vì những thi thể thời bấy giờ đã được chôn cất cách đây hơn một thế kỷ rồi, và nguồn tài liệu lưu trữ không thể đầy đủ cho việc nhận định sự việc cách chính xác. Do đó, công việc của tiến sĩ Hamilton chỉ còn biết là tập trung vào tất cả tài liệu còn sót lại. Bản báo cáo của ông đã giải thích một cách rất rõ ràng về thời gian gần 100 năm hoạt động đối với 150 trường nội trú của người da đỏ tại Canada. Cuộc điều tra nghiên cứu cho biết rằng, có ít nhất 3.213 trẻ em được ghi nhận là đã qua đời trong các trường nội trú này.

Tỷ lệ tử vong của dân bản địa

 Theo Tiến sĩ Hamilton, các bệnh truyền nhiễm là nguyên nhân chính gây ra tình trạng sức khỏe kém và từ đó gây ra tử vong cho nhiều dân bản địa trong suốt thế kỷ thứ 19 và đầu thế kỷ 20. Bệnh lao phổi, bấy giờ chưa có thuốc chữa, đã lan tràn khủng khiếp trong suốt thời kỳ này. Bệnh dịch lao này đã ảnh hưởng đến dân bản địa nhiều hơn là những cư dân Canada khác. Thể chất người bản địa bấy giờ có sức đề kháng rất kém trước những căn bệnh của những người Châu Âu mới đến nhập cư. Lúc đó, dân bản địa thường sống ngay bên trong các trường nội trú trong điều kiện nghèo nàn, mất vệ sinh, điều này đã làm gia tăng sự lan tràn căn bệnh truyền nhiễm. Một số em đã mắc bệnh trước khi đến trường rồi, thêm vào đó cũng có những em đã bị bệnh truyền nhiễm ấy ngay trong ngôi trường nội trú, cộng thêm mật độ sống chen chúc chật chội, cơ sở vật chất thì rất tồi tàn, vốn được xây dựng bởi Bộ Hỗ Trợ Người Da Đỏ (Department of Indian Affairs), chứ không phải do các nhà thờ xây nên.

Báo cáo liên tỉnh bang hàng năm của tiến sĩ Peter Bryce, là Giám Đốc Bộ Y tế của Bộ Hỗ Trợ Người Da Đỏ, vào năm 1906, đã vạch ra cho thấy rõ mức độ khủng hoảng về sức khỏe của người bản địa. Qua bản báo cáo, tiến sĩ Bryce lưu ý rằng: “Người dân Canada bản địa có tỷ lệ tử vong cao hơn gấp đôi so với tỷ lệ tử vong của toàn bộ dân số Canada.” Trong bản báo cáo năm 1909, tiến sĩ Bryce nói rằng, ông đã thực hiện một cuộc nghiên cứu rất tỉ mỉ với 243 học sinh tại 7 trường nội trú, và ông đã kết luận rằng, có sự hiện diện rất rõ rệt của bệnh lao phổi ở mọi lứa tuổi thời bấy giờ. Qua cuộc nghiên cứu, ông đã báo cáo rằng: "Không hề thấy một đứa trẻ nào có nhiệt độ cơ thể bình thường cả." Bệnh lao phổi không phải là dịch bệnh duy nhất đã xuất hiện trong những năm ấy, nhưng còn có những bệnh dịch khác chẳng hạn như đại dịch cúm Tây Ban Nha tàn khốc vào năm 1918. Không có loại thuốc chủng ngừa nào có thể ngăn chặn sự tử vong lúc bấy giờ. Các loại thuốc kháng sinh như penicillin, kháng siêu vi và kháng viêm đều chưa xuất hiện vào thời điểm đó. Điều đáng kể là vào năm 1948, tỷ lệ tử vong của trẻ em bản địa trong các trường học nội trú ấy đã giảm xuống đáng kể. Trước năm 1948, tỷ lệ mắc bệnh hoặc tử vong của các em học sinh bản địa tăng cao, thế nhưng tỷ lệ này đã mỗi lúc xuống thấp hơn nhờ vào những tiến bộ ngành y khoa.

Các trường nội trú

 Trước năm 1883, các nhà truyền giáo Tin lành và Công giáo đã xây dựng nên các nhà thờ và trường học, và một số nơi, họ cũng đã xây các bệnh viện để chăm sóc các người dân bản địa không phân biệt tuổi tác. Các trường này nhằm cung cấp khả năng đọc viết căn bản để các em có thể hội nhập vào nền văn hóa, các giá trị xã hội và tôn giáo mà dân bản địa chưa từng quen biết, đồng thời các trường cũng dạy những nghề nghiệp để các em sau này có thể dễ dàng hòa nhập vào xã hội hiện đại.

Mãi cho đến năm 1883, chính phủ Canada, dưới sự quản lý của Bộ Hỗ Trợ Người Da Đỏ, đã nắm quyền kiểm soát và thành lập các cơ sở to lớn hơn, được biết đến với tên “hệ thống trường học nội trú” để dành cho các trẻ em bản địa, chính phủ đã cung cấp cả việc đào tạo mang tính học thuật lẫn công nghiệp kỹ nghệ, nhằm hỗ trợ việc làm và cho các em sau này có thể hội nhập vào môi trường xã hội của người Canada gốc Châu Âu mà ngày càng chiếm ưu thế thời bấy giờ. Bản tu chính án năm 1920 về Đạo Luật Người Da Đỏ đã cho phép Bộ Hỗ Trợ Người Da Đỏ được quyền gửi trẻ em bản địa đang trong độ tuổi đi học có thể đến trường học để học ban ngày hay có thể ở trong trường nội trú. Mãi đến đầu thập niên 1970, các trường nội trú vẫn còn hoạt động thì bắt đầu giảm sút nặng nề, và cuối cùng, đã ngừng hoạt động vào năm 1996.

Chính sách mai táng của Bộ Hỗ Trợ Người Da Đỏ

 Một điều rất lấy làm ngạc nhiên, đó là Bộ Hỗ Trợ Người Da Đỏ lúc bấy giờ không có một chính sách chính thức nào bằng văn bản về việc chôn cất các trẻ em từ các trường nội trú, nhưng mãi cho đến năm 1958, họ mới có, nghĩa là đúng 75 năm, sau khi hệ thống trường nội trú nhanh chóng phát triển. Mặc dù không được viết thành văn bản, nhưng Bộ Hỗ Trợ ấy có thông lệ là không hỗ trợ những chi phí tang lễ của người dân, trừ khi chi phí vận chuyển đường dài ít hơn chi phí chôn cất học sinh ngay nơi mà em ấy qua đời. Điều này trở thành thông lệ và đã được áp dụng trong suốt chiều dài lịch sử của hệ thống trường học nội trú. Vì thế, đối với dân bản địa, họ phải làm sao giữ chi phí mai táng ở mức thấp nhất có thể, nên đã dẫn đến một sự kiện là, người dân bản địa không đưa thi thể của con em mình trở về cộng đồng của mình nữa. Lúc bấy giờ các giấy tờ, thư tín liên lạc của Bộ Hỗ Trợ Người Da Đỏ trong nhiều năm, đã cho thấy rằng, trong những trường hợp bình thường, các trường học ​​sẵn sàng trang trải mọi chi phí mai táng cho các em nếu các em tử vong ngay tại trường học của họ. Cách mai táng tiết kiệm nhất là tiến hành chôn cất tại nghĩa trang xung quanh khuôn viên trường học. Những nghĩa trang như vậy không chỉ chôn cất các em học sinh, mà còn có cả các giáo viên và nhân viên tôn giáo đã tử vong trong khi đang làm việc cho trường học. Theo thời gian, những cây thánh giá bằng gỗ được dùng để đánh dấu các ngôi mộ dần dần xuống cấp, các hàng rào bao quanh các nghĩa trang này cũng vậy. Do đó, một số nghĩa trang này bị mất đi dấu tích theo năm tháng. Chưa kể đến những công việc bảo trì các nghĩa trang của trường học nội trú này cũng góp phần thêm vào việc đánh mất dấu vết xưa cũ. Bộ Hỗ Trợ Người Da Đỏ không nhận trách nhiệm về việc bảo trì chúng. Thế là trách nhiệm này đã bị rơi vào các dòng tu Công giáo, khi họ bước chân đến và điều hành những trường nội trú này trong khi họ không có đủ trợ cấp tài chính từ chính phủ. Hơn nữa, đôi khi những nghĩa trang này cũng được sử dụng để chôn cất các thành viên từ khắp các thành phố tự trị vùng lân cận, nhưng các thành phố này cũng không nhận bất kỳ trách nhiệm nào trong việc bảo tồn các nghĩa trang ấy.

Tóm lại

Có vẻ như trong suốt lịch sử của các trường nội trú người da đỏ, đã có những thủ tục và rào cản tài chính ngăn cản việc đưa các học sinh đã khuất trở về để chôn cất, cũng như công việc bảo tồn các nghĩa trang quanh các trường học. Các cột mốc bằng gỗ trên các ngôi mộ đã tan rã theo thời gian, cũng như các hàng rào xung quanh các nghĩa trang, đã trở nên um tùm bởi thảm thực vật rừng dày đặc. Theo năm tháng đằng đẵng, công việc sẽ sẽ trở nên rất khó khăn để xác định các thông số của nghĩa trang và tìm hiểu về những thi thể đang được chôn cất tại đó.

Không có bằng chứng nào cho thấy ý định che giấu những ngôi mộ này. Hơn nữa, không một dấu hiệu nào cho thấy những đứa trẻ được chôn cất trong những nghĩa trang, vốn từng bị lãng quên quá lâu này, đã bị chết do bị ngược đãi hoặc bỏ rơi. Vậy mà, người ta đang bị lèo lái để tin như thế từ các bài viết và những lời miêu tả bởi phương tiện truyền thông. Câu chuyện về những ngôi trường nội trú ấy mà giới truyền thông đang đăng tải nghe thật là đau lòng xét trên nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, khi dựa vào sự thật như đã nói ở trên, sẽ là điều không hợp lý chút nào nếu người ta cứ kết án Hội Thánh Công giáo và các tổ chức tôn giáo khác vốn đã từng điều hành các trường học ấy, rằng họ bỏ mặc trẻ em, hay thực hiện các hành vi nhẫn tâm để rồi dẫn đến cái chết của các em. Nếu có bất kỳ lỗi nào, thì đó là do Bộ Hỗ trợ Người Da Đỏ Liên Tỉnh Bang đã không cung cấp đủ nguồn lực tài chính cho các trường học nội trú, trẻ em và các nghĩa trang. Theo các phương tiện truyền thông đăng tải, Canada bị thảm kịch này là do sự thất bại của Hội Thánh Công giáo và các tổ chức tôn giáo khác. Đây chính là ý đồ làm triệt hạ thẳng thừng Công giáo. Ngoài ra, đây cũng là một nỗ lực khác, đó là làm sao để làm mất đi niềm tin tôn giáo và loại trừ tôn giáo khỏi xã hội con người. Các trường nội trú, chẳng qua, cũng chỉ là một quân bài được sử dụng để thực hiện ý đồ ấy.

Chuyển dịch: Anna Nguyễn

(https://realwomenofcanada.ca/jumping-to-conclusions-without-the-facts-in-the-indigenous-residential-schools-question/)

Các bài viết gần đây

Chúa Nhật Thứ III Mùa Chay Năm B

Với bất kỳ tôn giáo nào, Đền Thờ chính là nơi trang trọng nhất để con người gặp gỡ vị thần linh của mình tin cậy. Và vì thế, Đền Thờ phải nói là nơi được xây cất không chỉ kỹ lưỡng mà còn phải trang trí, tô vẽ cho thật đẹp và dùng những […]

Xem Thêm
Chúa Nhật IV Phục Sinh B

Mục tử như Chúa Kết quả hình ảnh cho chúa chiên lành Tu viện nổi tiếng nhất nọ cứ một lần trong năm mở cửa thâu nhận duy nhất 1 thỉnh sinh. Viện Phụ đích thân phỏng vấn các ứng sinh chỉ hỏi một câu duy nhất. Nhưng trớ trêu thay, không ai biết được […]

Xem Thêm
Chúa Nhật III Phục Sinh

Anh em là chứng nhân. (Trích trong ‘Manna’) Suy Niệm Sợ ma không phải chỉ là chuyện của trẻ con. Cả người lớn như các tông đồ cũng sợ ma. Có lần Đức Giêsu đi trên mặt nước mà đến với họ, nhưng họ kinh hoàng tưởng Thầy là ma. Khi Đức Giêsu phục sinh […]

Xem Thêm
Thánh lễ trực tuyến
Quý cộng đoàn có thể theo dõi các Thánh Lễ trực tuyến của giáo xứ bằng cách nhấp chuột vào đường dẫn dưới đây.
Tham Dự Thánh Lễ
linkedin facebook pinterest youtube rss twitter instagram facebook-blank rss-blank linkedin-blank pinterest youtube twitter instagram