Chúa Nhật 27 Thường Niên năm A

Lời Chúa : Mt 21, 33-43

Với dụ ngôn những người tá điền sát nhân, Chúa Giêsu duyệt lại tất cả lịch sử của dân Do thái, thái độ ương ngạnh và tàn bạo của họ đối với Chúa, Đấng đã yêu thương và ban cho họ mọi ơn lành, đã xem họ như con mình. Tiên tri Giêrêmia, tiên tri Êdêkien đã từng nói lên mối tình của Chúa đối với dân Chúa, một mối tình tha thiết đậm đà. Tiên tri Êdêkien nói: “Ta đã gọi người như người phụ nữ bị bỏ rơi… Ta sẽ nhớ lại giao ước Ta đã lập với ngươi thời còn thanh xuân…” Nhưng dân Chúa đã trở thành một nòi phản loạn. Thay vì họ mang lại hoa lợi cho ông chủ, họ lại phản lại.

Nhưng Chúa vẫn không bỏ rơi dân Chúa dù chúng phản nghịch. Chúa sai các tiên tri, những sứ giả của Ngài đến cảnh báo, hướng dẫn họ, kêu gọi họ trở về, nhưng họ đã chẳng những không nghe mà lại còn tỏ ra ngỗ ngáo, bắt người nầy, dánh người kia, giết người nọ. Tội ác của họ đạt đến đỉnh cao, nhưng họ vẫn không dừng lại và họ giết cà người con một của ông chủ, như thế họ muốn chiếm đoạt cả vườn nho.

Vậy ông chủ sẽ làm gì? Chúa Giêsu hỏi các ông kinh sư và thượng tế. Họ trả lời rất đúng: “Ông chủ sẽ tiêu diệt bọn tá điền và cho người khác mướn để sinh hoa lợi cho ông”. Chính xác. Nhưng họ có hiểu gì không? Họ có hiểu rằng họ là con cháu của những kẻ đã giết các tiên tri và họ xây đắp mồ mả cho các ngài? Theo Tin Mừng thánh Gioan thì hình như họ đã hiểu vì thế họ đã tìm cách ném đá Ngài.

Nhưng vườn nho ở đây chỉ thực thể nào? Đa số các nhà chú giải Kinh Thánh đều cho là dân Chúa, nhưng không thể hiểu như thế vì đây là một gia sản được trao cho dân Itraen, để họ sinh lợi. Và khi họ không chấp nhận sinh lợi cho chủ thì chủ buộc phải cho những người khác thuê để những người nầy sinh lợi cho chủ. Vườn nho ở đây là tất cả những gì Chúa ban cho dân Do thái: Lề Luật, nghi lễ, Giao Ước và nhất là tình yêu của Ngài, như trong sách Đệ Nhị Luật đã nói: “Có dân tộc vĩ đại nào được thần minh ở gần như Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, ở gần chúng ta, mỗi khi chúng ta kêu cầu Ngưới? Có dân tộc vĩ đại nào được những thánh chỉ và quyết định công mình như tất cả Lề Luật mà hôm nay tôi đưa ra trước mặt anh em? Đó là gia sản Chúa ban cho dân để dân Chúa sống theo đó và mang lại hoa trái dồi dào. Chúa Giêsu cũng nói rõ vườn nho của Thiên Chúa chính là Nước Thiên Chúa: “Nước Thiên Chúa, Người sẽ lấy đi và ban cho một dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi”. Nhưng mọi sự đã không theo ý Chúa.

Trong dụ ngôn, ông chủ sẽ tiêu diệt bọn tá điền đã dám giết cả con trai của ông và sẻ cho người khác mướn vườn nho. Những người khác đó chính là chúng ta, những kẻ đến sau nhưng được hưởng tất cả vườn nho. Chúng ta sẽ mang lại những hoa trái nào? Đó là nhiệm vụ được trao phó cho mỗi người chúng ta. Chúng ta sẽ sử dụng những hồng ân của Chúa như thế nào?

Chúng ta không những là những người tá điền mà là con của ông chủ. Chúng ta được yêu thương nâng đỡ, được dạy dỗ, được tràn đầy hồng ân từng giây phút, nhất là chúng ta được tràn đầy Thánh Thần Tình Yêu. Thánh Phaolô đã từng dạy: “Sở dĩ tôi được như thế nầy là do ơn Chúa… và tôi không làm cho ơn Chúa ra vô hiệu”. Ngài đã làm cho những hồng ân của Chúa trổ sinh nhiều hoa trái trên khắp những nơi ngài đến. Ngài đã bôn ba khắp nơi để gieo rắc lời Chúa. Chúng ta cũng hãy làm cho ơn Chúa sinh hoa kết quả trong đời sống chúng ta. Đừng hoang phí những ơn lành của Chúa. Hằng ngày, chúng ta cầu nguyện cho danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến nghĩa là gì? Nghĩa là chúng ta mong ước cho Cha chúng ta được mọi người yêu mến, phụng thờ. Những đứa con ngoan luôn mong cho cha mình được vẻ vang. Hãy sử dụng mọi sự để Cha trên trời được tôn vinh. Đó là niềm hãnh diện của chúng ta.

Hãy mang đến cho anh em chúng ta, những người bất hạnh về mọi phương diện, niềm vui và tình thương. Xã hội chúng ta đầy tràn những bất công, bạo lực. Bao nhiêu người đang kêu cứu, chúng ta không thể dửng dưng với tất cả những nỗi khốn khổ của anh em chúng ta. Nếu chúng ta chưa đến nỗi phải khốn khổ, hãy làm sao cho những người anh em chúng ta được cảm thấy họ không bị bỏ rơi. Như thế vườn nho của Cha trên trời sẽ được nhiều hoa trái. Đó là điều Chúa Giêsu đã làm. Ngài hiến thân vì chúng ta. Ngài dám chết cho chúng ta, chúng ta dám liều mạng cho anh em không? Liều mạng ở đây không là chết nhưng dám hy sinh những gì có thể, tiền bạc, sức lực, thì giờ. Đừng yêu thương bằng môi miệng mà dấn thân cứu vớt mọi tình huống đau khổ chúng ta gặp thấy. Chúa Giêsu đã dấn thân vào trần gian, Ngài không tiếc gì với chúng ta. Ngài dám chết và chết một cách đau đớn cho chúng ta, đến lượt chúng ta, chúng ta cũng dám làm một cái gì đáng giá cho Ngài. Hơn nữa, Ngài chưa lìa bỏ chúng ta, Ngài muốn ở lại với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế. Ngài đã biến mình thành một tấm bánh, để chúng ta ăn và nhờ đó giúp chúng ta dấn thân với Ngài cho Nước Trời.

Lm. Trầm Phúc

Gp. Mỹ Tho

Các bài viết gần đây

Chúa Nhật Thứ III Mùa Chay Năm B

Với bất kỳ tôn giáo nào, Đền Thờ chính là nơi trang trọng nhất để con người gặp gỡ vị thần linh của mình tin cậy. Và vì thế, Đền Thờ phải nói là nơi được xây cất không chỉ kỹ lưỡng mà còn phải trang trí, tô vẽ cho thật đẹp và dùng những […]

Xem Thêm
Chúa Nhật IV Phục Sinh B

Mục tử như Chúa Kết quả hình ảnh cho chúa chiên lành Tu viện nổi tiếng nhất nọ cứ một lần trong năm mở cửa thâu nhận duy nhất 1 thỉnh sinh. Viện Phụ đích thân phỏng vấn các ứng sinh chỉ hỏi một câu duy nhất. Nhưng trớ trêu thay, không ai biết được […]

Xem Thêm
Chúa Nhật III Phục Sinh

Anh em là chứng nhân. (Trích trong ‘Manna’) Suy Niệm Sợ ma không phải chỉ là chuyện của trẻ con. Cả người lớn như các tông đồ cũng sợ ma. Có lần Đức Giêsu đi trên mặt nước mà đến với họ, nhưng họ kinh hoàng tưởng Thầy là ma. Khi Đức Giêsu phục sinh […]

Xem Thêm
Thánh lễ trực tuyến
Quý cộng đoàn có thể theo dõi các Thánh Lễ trực tuyến của giáo xứ bằng cách nhấp chuột vào đường dẫn dưới đây.
Tham Dự Thánh Lễ
linkedin facebook pinterest youtube rss twitter instagram facebook-blank rss-blank linkedin-blank pinterest youtube twitter instagram