Chúa Nhật Lễ Thánh Gia Thất Năm C

BẢN TRÍCH CÁC BÀI ĐỌC 

Bài đọc 1: 1 Sm 1, 20 - 22. 24 - 28 Mọi ngày đời ông Sa-mu-en sống, ông sẽ được nhượng cho Đức Chúa.. 

Bài đọc 2: 1 Ga 3,1 – 2, 21 - 24 Chúng ta được gọi là con Thiên Chúa, mà thực sự chúng ta là con Thiên Chúa. 

Tin Mừng: Lc 2, 41 - 52 

Cha mẹ Đức Giê-su tìm thấy con đang ngồi  giữa các bậc thầy. 

Phân ưu: Giáo xứ xin chân thành phân ưu và  cầu nguyện cho các anh chị em đã qua đời  trong tháng 10,11&12: 

• LH Dunroe Kathleen Mary 

• LH Anita Pagtakhan 

• LH Maria Đinh Thị Cấp 

• LH Madalena và Đa Minh 

• LH Maria Hà Thị Tỵ 

• LH Teresa Phạm T. Thiên Thanh • LH Giuse Đỗ Minh Lý 

• LH ông cố Giuse Lê Văn Tôn  

• LH Maria  

• LH Phaolo Đoàn Quan Quyền 

• LH Phaolo Đỗ Thanh Lợi 

• LH Maria Nguyễn Thị Mến 

• Giuse Nguyễn Văn Tiết 

• LH Anna Nguyễn Hoàng Anh 

• LH Đa Minh Phạm Ngọc Hiến 

THÁNH GIUSE VÀ GIÁNG SINH 

Có vô số người, nhà thờ, vương cung thánh đường, chủng  viện, tu viện, và cả các thành phố, thị trấn mang tên Thánh  Giuse. Và thánh Giuse cũng là thánh đỡ đầu của nước  Canada, quê hương sinh trưởng của tôi. 

Thánh Giuse đích thật là ai?  

Ngài là một nhân vật trầm lặng được nêu bật lên trong câu  chuyện Giáng Sinh, là người chồng của Đức Maria và là  người cha trần thế của Đức Giêsu, rồi sau đó về cơ bản là  không bao giờ được nhắc đến nữa. Hình tượng đạo đức về  ngài là một người lớn tuổi, người bảo vệ an toàn cho Mẹ  Maria, người thợ mộc, khiết tịnh và thánh thiện, khiêm hạ  và âm thầm, một vị thánh bảo trợ hoàn hảo cho người lao  động và đức hạnh âm thầm, hiện thân của khiêm hạ. 

Nhưng thực sự chúng ta biết gì về ngài? Trong Tin Mừng theo thánh Mathêu, việc truyền tin về sự  nhập thể của Đức Giêsu được báo cho thánh Giuse hơn là  Đức Maria: Trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có  thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. Ông Giu-se, chồng  bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới  định tâm bỏ bà cách kín đáo. Ông đang toan tính như vậy,  thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: 

“Này ông Giu-se, con cháu Đa-vít, đừng ngại  đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà cưu  mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần.” 

Chúng ta học được gì từ đoạn này? Phần nào trong đó là có tính biểu tượng: Thánh  Giuse trong chuyện Giáng Sinh rõ ràng nhắc  lại hình ảnh ông Giuse trong sách Xuất Hành,  ông cũng có một giấc mơ, cũng đi đến Ai Cập,  cũng cứu cả gia đình. Và vua Hêrôđê rõ ràng  là bản sao của vua Pharaon Ai Cập; cả hai đều  sợ hãi và đều giết các con trai Do Thái, đó chỉ  là dịp để Thiên Chúa ra tay che chở sự sống  cho người sẽ cứu cả dân tộc. 

Nhưng sau đó, thánh Giuse của câu chuyện  Giáng Sinh đã đưa chúng ta về câu chuyện  riêng của mình: Ngài được cho là người “công  chính”, một danh xưng mà các học giả ngụ ý  ngài đã hướng theo Luật Thiên Chúa, và “công  chính” là tầm mức thánh thiện cao nhất của  người Do Thái. Ở dưới mọi khía cạnh, ngài là  người không có điều gì để chê trách, một  gương mẫu của lòng tốt, điều ngài làm trong  câu chuyện Giáng Sinh là đã không muốn Đức  Mẹ bị sỉ nhục, cả khi ngài đã quyết định sẽ bỏ  Mẹ cách kín đáo. 

Thật sự thì điều gì xảy ra ở đây? 

Chúng ta có thể dựng lên bối cảnh của mối  quan hệ giữa thánh Giuse và Đức Maria như sau: Phong tục kết hôn thời đó là một cô gái  trẻ, thông thường ở tuổi dậy thì, được cha mẹ  sắp xếp kết hôn với một người đàn ông thường  lớn hơn vài tuổi. Họ sẽ đính hôn và về pháp lý  đã là vợ chồng, nhưng chưa sống với nhau và  chưa bắt đầu quan hệ tình dục trong vòng vài  năm. Luật Do Thái đặc biệt nghiêm nhặt về  việc hai người phải sống riêng trong suốt thời  gian đính hôn. Trong thời gian này, người nữ  tiếp tục sống với cha mẹ, người nam sẽ gầy  dựng một căn nhà và theo một nghề nghiệp để  có thể lo toan cho cuộc sống cho vợ khi họ bắt  đầu chung sống. 

Lúc Đức Maria thụ thai, thì hai người đang ở  trong tình trạng này, chính thức kết hôn nhưng  chưa chung sống. Thánh Giuse khi biết đứa  trẻ không phải là con của ngài đã rất bối rối:  Nếu mình không phải là cha đứa bé, vậy thì là  ai? Để cứu vãn danh tiếng của mình, ngài có  thể xin điều tra công khai và tất nhiên Đức  Maria sẽ bị kết tội thông dâm, có nghĩa là phải  chết. Tuy nhiên, ngài đã quyết định “bỏ bà  cách kín đáo” để tránh một cuộc điều tra công  khai có thể đẩy Đức Maria vào một hoàn cảnh  khó khăn và nguy hiểm. 

Rồi sau khi được báo mộng, ngài đồng ý đưa  Đức Maria về nhà xem như vợ mình và đứa  con là con mình. Phần nào chúng ta có thể  hiểu được ý nghĩa của việc này, ngài đã dung  thứ cho tình trạng khó khăn của Đức Maria,  đặt tên đứa trẻ như con mình, và đã mang lại  một vị trí, một địa vị xã hội, tôn giáo cho đứa  trẻ được sinh ra và lớn lên. Nhưng ngài đã  làm những việc âm thầm hơn: Đó là cách sống  của một tín hữu, tin tưởng chân thành sâu sắc  vào mọi điều thuộc truyền thống tôn giáo, và  cũng vừa biết mở lòng ra với thần nhiệm vượt  trên hiểu biết của bản thân và của tôn giáo  mình theo. 

Và đây chính xác là vấn đề của mỗi Kitô hữu,  kể cả thánh Mathêu, vào thời điểm viết Tin  Mừng: Họ là những người Do Thái mộ mến,  những người không biết làm sao để đón nhận  Đức Kitô vào nền tôn giáo của họ. Một người  sẽ làm gì nếu Thiên Chúa tác động vào cuộc  đời họ với những cách thức mới lạ, chưa từng  tưởng nghĩ đến? Làm sao có thể đón nhận ý  niệm bất khả? Raymond Brown đã diễn đạt  như sau: Thánh Giuse, nhân vật chính trong  phần đầu Phúc âm thánh Mathêu, là người Do  Thái rất nhạy cảm tuân theo Luật. … Trong  thánh Giuse, tác giả Tin Mừng Mathêu đã khắc  họa hình ảnh ngài nghĩ về một người Do Thái  [một tín hữu chân thành] nên như vậy và cũng  có lẽ là chính ngài là như vậy. 

Điều thiết yếu thánh Giuse dạy chúng ta là cách thế sống trong lòng quý chuộng sự trung  tín với tất cả những gì ta nối kết về mặt nhân  bản và tôn giáo, cả việc chúng ta mở lòng ra  với huyền nhiệm Thiên Chúa mặc khải, vượt  lên mọi thể loại giữ đạo và trí tưởng tượng của  chúng ta. Đó có là một thách thức tiếp diễn  của Giáng Sinh hay không?

 Rev. Ron Rolheiser, OMI

Các bài viết gần đây

Chúa Nhật Thứ III Mùa Chay Năm B

Với bất kỳ tôn giáo nào, Đền Thờ chính là nơi trang trọng nhất để con người gặp gỡ vị thần linh của mình tin cậy. Và vì thế, Đền Thờ phải nói là nơi được xây cất không chỉ kỹ lưỡng mà còn phải trang trí, tô vẽ cho thật đẹp và dùng những […]

Xem Thêm
Chúa Nhật IV Phục Sinh B

Mục tử như Chúa Kết quả hình ảnh cho chúa chiên lành Tu viện nổi tiếng nhất nọ cứ một lần trong năm mở cửa thâu nhận duy nhất 1 thỉnh sinh. Viện Phụ đích thân phỏng vấn các ứng sinh chỉ hỏi một câu duy nhất. Nhưng trớ trêu thay, không ai biết được […]

Xem Thêm
Chúa Nhật III Phục Sinh

Anh em là chứng nhân. (Trích trong ‘Manna’) Suy Niệm Sợ ma không phải chỉ là chuyện của trẻ con. Cả người lớn như các tông đồ cũng sợ ma. Có lần Đức Giêsu đi trên mặt nước mà đến với họ, nhưng họ kinh hoàng tưởng Thầy là ma. Khi Đức Giêsu phục sinh […]

Xem Thêm
Thánh lễ trực tuyến
Quý cộng đoàn có thể theo dõi các Thánh Lễ trực tuyến của giáo xứ bằng cách nhấp chuột vào đường dẫn dưới đây.
Tham Dự Thánh Lễ
linkedin facebook pinterest youtube rss twitter instagram facebook-blank rss-blank linkedin-blank pinterest youtube twitter instagram